7 cách trang trí nhà bếp theo phong thủy đáng để thử

Có nhiều cách trang trí nhà bếp đảm bảo vấn đề tiện nghi và thẩm mỹ. Nhưng để thỏa mãn tiêu chí phong thủy lại cần quan sát kỹ lưỡng nhiều hơn. Theo quan niệm dân gian, phong thủy gần như là điều kiện tiên quyết, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gia đạo và công danh, sự nghiệp của cả gia đình. Phong thủy góp mặt trong mọi khu vực qua ý nghĩa sâu xa trong từng loại vật dụng và cách bố trí chúng. Cùng DNU Decor khám phá chi tiết hơn trong nội dung dưới đây nhé!

Tại sao nên tham khảo các cách trang trí nhà bếp?

Khi thi công thiết kế nội thất cho toàn không gian sống, người ta thường tập trung phần nhiều vào phòng khách. Hơn hết, khu vực này ngự ở vị trí trung tâm và là nơi cả gia đình thường xuyên qua lại, cũng như đón tiếp khách khứa bên ngoài. Có thể nói, phòng khách chính là bộ mặt của cả ngôi nhà. Song song đó, cũng không thể bỏ qua phòng bếp. Nếu phòng khách đại diện cho tính nam, quảng giao, xông xáo thì phòng bếp lại biểu trưng cho tính nữ, khéo léo và chu toàn trong cách quán xuyến trong ngoài. Khu vực bếp được xem là nơi ấm cúng nhất trong gia đình. Đồng thời mang lại những bữa ăn ngon, chăm sóc chu đáo cho mọi thành viên.

Cách trang trí nhà bếp giúp không gian sống trở nên hoàn hảo hơn (Ảnh: Internet)

Do đó, không thể bố trí gian bếp quá sơ sài, lộn xộn. Tham khảo các cách trang trí nhà bếp sẽ giúp bạn hiểu rõ công năng và giá trị của nó. Đặc biệt bạn sẽ càng thêm yêu không gian sống của mình hơn.

Chọn được cách thiết lập không gian sống chỉn chu

Giá trị đầu tiên mà các cách trang trí nhà bếp hướng đến chính là thiết lập mọi thứ thật gọn gàng, chỉn chu nhất. Vì đây cũng là nơi nấu nướng, cần rất nhiều không gian để chứa đựng lương thực, thực phẩm và không gian sơ chế, chế biến. Đặc biệt là không gian để chứa lượng rác thải ra. Nếu không thu xếp cẩn thận, rác thải để vương vãi lâu ngày sẽ thu hút chuột, gián ảnh hưởng đến mùi vị, dinh dưỡng món ăn và gây nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, gian bếp cũng rất dễ bị ám mùi, như khói lửa, dầu mỡ, mùi tanh, mùi mốc,… Ngoài lưu ý dọn dẹp thường xuyên, bạn cần bố trí thêm cửa sổ để không khí lưu thông tốt hơn, giúp đưa các mùi khó chịu ra bên ngoài và cũng làm cho gian bếp sáng sủa, dễ chịu.

Trang trí nhà bếp đẹp phải đảm bảo trang bị đủ vật dụng, sắp xếp gọn gàng, hạn chế bừa bộn, dây bẩn (Ảnh: Internet)

Nâng cao giá trị thẩm mỹ cho gian bếp

Khi lên kế hoạch thiết kế nội thất cho không gian nào đó, người ta sẽ chọn ngay phong cách thiết kế trước tiên. Thiết kế cho phòng bếp cũng vậy. Các phong cách thiết kế nội thất là lời giải thích ngắn gọn nhất cho tinh thần, văn hóa, nếp sống và gu thẩm mỹ của mỗi người nói riêng và cả thời đại nói chung. Cụ thể, các phong cách quan tâm đến chất liệu, màu sắc, ánh sáng, vật dụng, trang trí,… xét trong tính hài hòa, cân đối. Hiện nay, có rất nhiều phong cách thiết kế. Từ cổ điển đến hiện đại và hàng loạt trường phái phát sinh thỏa mãn nhu cầu và cá tính riêng của mỗi người.

Vẻ đẹp là yếu tố nhận thấy trước nhất (Ảnh: Internet)

Khai thác tối đa công năng các yếu tố

Xét đến công năng nhà bếp, điều cần lưu ý trước tiên là diện tích. Khi xác định được diện tích, bạn sẽ biết cách chọn món nội thất phù hợp, từ chất liệu, kích cỡ đến màu sắc và giá trị sử dụng riêng biệt của từng món. Cách trang trí nhà bếp thông minh là mọi vật dụng cần sắp xếp đúng thứ tự của người nội trợ khi thao tác nấu nướng, dọn dẹp hàng ngày.  Ví dụ, tủ lạnh sẽ liền kề bếp nấu. Bếp nấu gần với tủ kệ đóng phía trên cất giữ gia vị để tiện tay nấu nướng. Sau cùng là bồn rửa nằm theo phương vuông góc. Và cũng nên tính đến yếu tố an toàn vì nhà bếp chứa nhiều vật dụng sắc nhọn như dao kéo, lửa, nước, điện,…

Giá trị sử dụng của các trang thiết bị cần được khai thác triệt để (Ảnh: Internet)

Đảm bảo vấn đề phong thủy 

Cách trang trí nhà bếp phù hợp không chỉ hoàn thiện về mặt diện mạo qua các phong cách biểu hiện, mà còn cần đánh mạnh vào yếu tố phong thủy. Hiện nay, phong thủy bếp không hề đứng riêng rẽ mà phối hợp với phong thủy của nhiều khu vực khác. Đơn cử là phòng khách. Phong thủy giữa các phòng bổ trợ lẫn nhau, giúp gia đình êm ấm, thuận hòa, làm ăn kinh doanh phát đạt.

Top 7 cách trang trí nhà bếp vừa đẹp, vừa phong thủy

Có 7 hướng cân nhắc cách trang trí nhà bếp phong thủy mà DNU Decor gửi đến bạn sau đây:

Cách trang trí nhà bếp theo bản mệnh

Xét theo bản mệnh, cách trang trí nhà bếp đẹp, phong thủy cần lưu ý đến hướng bếp. Theo quan niệm dân gian, hướng bếp cần “tọa hung hướng cát”. Tức là bếp đặt ở phương vị xấu nhưng quay về hướng tốt. Do bếp thuộc hành Hỏa có tính dữ nên cần kìm hãm. Bên cạnh đó, không nên đặt hướng bếp trùng với hướng nhà.

Theo bản mệnh, chuyên gia phong thủy khuyến khích đặt hướng bếp như sau:

  • Mệnh Kim: hướng Tây;
  • Mệnh Mộc: Nam, Đông, Đông Nam;
  • Mệnh Thổ: Tây Bắc, Đông Nam;
  • Mệnh Thủy: Bắc, Đông, Đông Nam, Nam;
  • Mệnh Hỏa: Nam, Tây Nam, Đông Bắc.

Trước nhất, cần chọn hướng bếp phù hợp theo phong thủy (Ảnh: Internet)

Cách bố trí các vật dụng, thiết bị nhà bếp

Cân nhắc vị trí các thiết bị cũng là một cách trang trí nhà bếp khoa học, hướng đến sự tiện lợi và giúp mọi việc diễn ra suôn sẻ, dễ dàng. Hơn thế, vị trí các vật dụng, thiết bị cũng có liên quan chặt chẽ đến phong thủy. Theo đó, nên lưu ý đến 3 thiết bị quan trọng:

  • Bếp nấu: không đặt cạnh bồn rửa và những nơi có nước vì Thủy, Hỏa tương khắc. Không đặt những vật nhọn hướng trực tiếp vào bếp nấu.
  • Tủ lạnh: không đặt gần và đối diện bếp nấu do tủ lạnh thuộc hành Kim, không thể đối đầu với Hỏa gây xung khắc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia đình.
  • Bồn rửa: đặt cách xa bếp nấu hoặc tối thiểu 60cm nếu gian bếp nhỏ. Đơn giản nhất là đặt theo dạng chữ L vừa tiện sinh hoạt, vừa đem lại nhiều may mắn.

Vị trí các vật dụng có ảnh hưởng đến công việc nấu nướng hàng ngày (Ảnh: Internet)

Cách trang trí nhà bếp theo bố cục phù hợp

Cách bố trí phòng bếp đẹp thường căn cứ vào điều kiện thực tế của diện tích mặt bằng. Với các thiết bị bếp cơ bản như bếp nấu, tủ lạnh, tủ bếp, bồn rửa, lò vi sóng,… bạn phải chọn ra cách sắp xếp phù hợp.

Hiện phổ biến các kiểu bố cục như sau:

  • Bếp kiểu chữ I: được áp dụng nhiều cho các phòng bếp có diện tích hạn chế, với tất cả thiết bị và vật dụng dồn về một phía sát bức tường. Trong đó, bồn rửa đặt ở giữa bếp nấu và tủ lạnh, khiến công việc nấu nướng thực hiện theo đường thẳng, hạn chế di chuyển quá nhiều.
  • Bếp kiểu chữ L: dạng bếp phổ biến cho mọi loại hình nhà ở. Theo đó, gian bếp và không gian sinh hoạt không có ngăn cách. Bếp dồn về phía 2 bức tường đặt vuông góc nhau, vừa tăng diện tích lưu trữ, vừa thêm kết nối các thành viên trong gia đình. Việc nấu nướng và dọn dẹp cũng vô cùng thuận tiện.
  • Bếp kiểu chữ U: thường dùng nhiều tại các ngôi nhà có diện tích lớn. Thứ tự lần lượt là tủ bếp, bồn rửa, bếp nấu, tủ lạnh đặt theo hình chữ U. Trong đó, gây ấn tượng nhất là tủ bếp siêu hoành tráng, sức chứa vô cùng lớn.
  • Bếp kiểu song song: bếp và tủ bếp, cùng các thiết bị, vật dụng đặt song song nhau ở 2 phía bức tường. Chừa lại lối đi ở giữa, cho phép nhiều người cùng tham gia công việc bếp núc

Một gian bếp theo bố cục chữ L (Ảnh: Internet)

Cách trang trí nhà bếp so với nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh thường bố trí gần khu vực bếp và đều đồng thời nằm ở phía cuối ngôi nhà. Nếu nhà bếp đại diện cho tài lộc thì nhà vệ sinh lại tượng trưng cho xú uế, chất bẩn. Do đó, cần tránh đặt cửa bếp và cửa nhà vệ sinh đối diện nhau. Càng không nên đối diện cửa chính. Dân gian cho rằng, cửa đối cửa là một việc vô cùng tối kỵ. Vừa làm mất tự nhiên, vừa thiếu đi tính an toàn, khiến sinh hoạt vô cùng khó khăn, trở ngại.

Đối với cách trang trí nhà bếp và nhà vệ sinh, nên tập trung vào các thiết bị cần thiết. Tuyệt đối bỏ qua các yếu tố trang trí rườm rà, gây khó khăn trong sinh hoạt. Đồng thời trang bị thêm quạt thông gió để đưa mùi khó chịu đi xa.

Một sơ đồ chỉ ra tương quan vị trí giữa phòng bếp và phòng vệ sinh (Ảnh: Internet)

Các vật dụng sinh lửa và nước

Chuyên gia khuyến cáo không nên đặt các thiết bị, vật dụng sinh lửa và nước đối diện nhau. Nhóm các vật dụng sinh lửa là bếp nấu, lò vi sóng. Ngược lại, nhóm vật dụng sinh nước là bồn rửa và tủ lạnh. Theo phong thủy, hai nhóm này đại diện cho Hỏa và Thủy vô cùng tương khắc với nhau. Nếu đặt đối diện sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng sống của cả gia đình. Nếu trong gian bếp nhỏ, khoảng cách đặt tối thiểu cho hai nhóm là 60cm.

Lưu ý nước với lửa để đảm bảo an toàn, cũng như phong thủy gia đình (Ảnh: Internet)

Phong thủy tủ bếp

Trong cách trang trí nhà bếp, tủ bếp có sự phân biệt tủ chính và tủ phụ. Tủ chính nên đặt dựa vào tường, tủ phụ có thể đặt ở giữa nhà bếp. Có như vậy, gia đình mới có tinh thần vững vàng và làm ăn thuận lợi.

Tủ bếp chiếm diện tích khá lớn trong nhà bếp (Ảnh: Internet)

Lưu ý vấn đề vệ sinh

Nhà bếp cần sáng sủa, sạch sẽ. Đây cũng là những điều kiện tiên quyết đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc gia đình. Trước mắt, không nên xây trên khu vực tối, ẩm thấp. Không gian cạnh bếp nên có nhiều ánh sáng, rộng rãi. Hạn chế đặt quá nhiều đồ đạc trong bếp và thường xuyên lau dọn định kỳ. Có thế, sức khỏe thể chất và tinh thần mỗi thành viên mới luôn ổn định.

DNU Decor hân hạnh thông tin đến bạn về các cách trang trí nhà bếp phong thủy. Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là định hướng sơ bộ. Chi tiết hơn còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của ngôi nhà bạn. Mong rằng bạn sẽ sớm tìm được định hướng tốt nhất cho gian bếp của mình. Để được cung cấp thông tin cụ thể hơn, hãy liên hệ ngay đến công ty chúng tôi theo các cách bên dưới!

The post 7 cách trang trí nhà bếp theo phong thủy đáng để thử appeared first on DNU Decor.


from DNU Decor https://bit.ly/325WIVR
from Tumblr https://dnudecor.tumblr.com/post/670696376752128000

Nhận xét

Bài đăng phổ biến