5 điều kiện cơ bản để thiết kế nội thất nhà ống đẹp “vạn người mê”


Tại các đô thị lớn, mật độ dân cư đông đúc kéo theo diện tích đất xây dựng ngày càng thu hẹp, tạo điều kiện cho các loại hình nhà ở diện tích nhỏ ra đời. Trong đó, tiêu biểu là nhà ống với mặt tiền hẹp và chiều cao chiếm ưu thế. Loại hình nhà ống thường mọc lên san sát nhau và dần trở thành đặc trưng của đô thị. Với diện tích khiêm tốn, không gian sinh hoạt sẽ tồn tại một số trở ngại nhất định, do đó, thiết kế nội thất nhà ống đẹp ngày càng được quan tâm sâu sát, đảm bảo tính khoa học, tiện nghi, sang trọng và thẩm mỹ. Để đạt được hiệu quả thiết kế nhà ống như mong đợi, cần theo dõi những điều kiện nào? Trong nội dung dưới đây, DNU Decor xin giải đáp chi tiết!

Nội thất nhà ống đẹp – Mối quan tâm của đại đa số cư dân đô thị

Nhà ống chủ yếu xây trên thửa đất hình chữ nhật với chiều ngang nhỏ hẹp và chiều dài lớn hơn rất nhiều lần, lần lượt tương ứng với mặt tiền và chiều sâu của ngôi nhà. Diện tích mặt bằng hạn chế nên nhà ống được mở rộng thêm nhiều tầng liên tiếp nhau, hỗ trợ phân chia khu vực sinh hoạt, đáp ứng công năng trọn vẹn. So với các loại hình nhà ở khác, nhà ống sở hữu những ưu nhược điểm như sau:

  • Ưu điểm: thiết kế đơn giản, thời gian thi công nhanh, kinh phí đầu tư thấp;
  • Nhược điểm: ít thông thoáng, khó thiết lập hệ cửa sổ, tiêu tốn nhiều thời gian khi bố trí đồ đạc và lối đi, thiết kế thang bộ hoặc thang máy do có nhiều tầng.

Theo thống kê, tại Việt Nam, nhà ống chiếm đến 50% trên tổng số các loại hình nhà ở phổ biến trong cộng đồng và phân bổ nhiều tại khu vực thành thị. Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa ngày càng tăng tốc, thiết kế nội thất nhà ống đẹp được xem trọng hơn. Đồng thời được nhìn nhận như một giải pháp thiết thực tạo nên sức hấp dẫn cho không gian sống, bên cạnh việc đầu tư cho kiến trúc.

Thiết kế nội thất nhà ống rất được quan tâm những năm qua
Thiết kế nội thất nhà ống rất được quan tâm những năm qua (Ảnh: Internet) 

Các lưu ý khi trang trí nội thất nhà ống đẹp

Dù công trình được xây dựng dưới bất cứ mục đích nào thì nội thất bao giờ cũng là thành phần trọng yếu. Nếu kiến trúc được xem là khung xương thì nội thất chính là linh hồn của không gian sống và đem lại những giá trị nhất định. Lần lượt kể đến:

  • Thiết kế nội thất góp phần thể hiện cá tính gia chủ: tất cả mọi vật dụng bày trí đều để phục vụ thói quen sinh hoạt và nhu cầu thẩm mỹ của gia chủ;
  • Đảm bảo không gian tiện nghi, thoải mái: thiết kế nội thất liên quan đến cách lựa chọn chất liệu, kiểu dáng, màu sắc,… trong tính khoa học, thống nhất, mang đến sự gần gũi, thân thuộc, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí.

Đối với nội thất nhà ống đẹp cũng vậy, DNU Decor xin đưa ra 5 lưu ý quan trọng trong quá trình thiết kế đảm bảo không gian sống đáp ứng trọn vẹn công năng và tăng giá trị thẩm mỹ:

Nắm vững diện tích – điều kiện căn bản để thiết lập nội thất nhà ống đẹp

Để bố trí nội thất nhà ống đẹp, diện tích là điều kiện căn bản bạn cần nắm vững. Thông thường, diện tích nhà ống thấp nhất là 30m2 và lớn nhất là 100m2. Ngoài ra, còn phải cân nhắc đến chiều cao tính từ sàn đến trần, đặc thù của từng khu vực sinh hoạt. Khi nắm được thông số chính xác, bạn sẽ dễ dàng hơn khi lựa chọn và sắp xếp đồ đạc nội thất.

Lựa chọn nội thất phải phù hợp và vừa vặn với không gian (Ảnh: Internet) 
Lựa chọn nội thất phải phù hợp và vừa vặn với không gian (Ảnh: Internet)

Cụ thể, nội thất được chọn phải đáp ứng mục đích sử dụng và có kích cỡ phù hợp với diện tích khu vực đó. Tránh tình trạng ôm đồm, nhồi nhét quá nhiều nội thất khiến tổng thể trở nên rối mắt, chật hẹp. Đồng thời, cũng nên hạn chế chọn nội thất có kích cỡ quá nhỏ gây mất cân đối trong không gian, làm thiếu đi sức hút và giá trị thẩm mỹ.

Phân chia rạch ròi các khu vực chức năng nhà ống đẹp

Trong bố cục của một mẫu nhà ống 2 tầng đẹp điển hình, tầng trệt sẽ bao gồm phòng khách, phòng bếp và bàn ăn, tầng trên sẽ là vị trí của các phòng ngủ, phòng thờ, còn nhà vệ sinh bố trí linh hoạt ở cả 2 tầng để đảm bảo công suất. Đối với tổ hợp phòng khách, phòng bếp và phòng ăn, khi thiết lập trong nhà ống đều nằm liền kề. Nhiều người cho rằng điều này sẽ gây khó khăn trong việc phân khu và làm trở ngại đến các sinh hoạt thường nhật.

Thực tế, 3 khu vực này đều có điểm chung là nơi cả gia đình quây quần bên nhau. Để tránh sự nhập nhằng và hoàn thiện chức năng tại khu vực, chúng tôi có một số gợi ý như sau:

  • Lựa chọn nội thất cần thiết;
  • Ngăn cách phòng khách với các khu vực còn lại bằng cầu thang thông tầng, giếng trời, bình phong hoặc kệ trang trí;
  • Điều chỉnh độ cao sàn của các khu vực, ưu tiên phòng khách cao hơn để hút vượng khí;
  • Sử dụng gạch ốp sàn có màu sắc và hoa văn khác biệt;…

    Phòng khách nhà ống phong cách hiện đại (Ảnh: Internet)
    Phòng khách nhà ống phong cách hiện đại (Ảnh: Internet)

Lựa chọn phong cách nội thất nhà ống đẹp

Những mẫu nhà ống đẹp nhất hiện nay đều sở hữu phong cách đặc trưng tương ứng với sở thích, cá tính của gia chủ. Bên cạnh đó, lựa chọn phong cách thiết kế còn được xem xét qua kiến trúc của ngôi nhà, sao cho tổng thể có thiết kế đồng nhất, khoa học và thẩm mỹ, phù hợp với thói quen sinh hoạt, cũng như thể hiện đẳng cấp chủ nhân.

Trong số các phong cách thiết kế nội thất nhà ống đẹp thông dụng, phong cách Hiện đại được đông đảo gia đình lựa chọn nhiều nhất. Đặc trưng phong cách này chú trọng tính đơn giản, tinh tế. Từng đường nét và kiểu dáng sản phẩm, đi kèm cách sử dụng ánh sáng và màu sắc đều có sự tính toán cẩn thận, nhằm khắc phục những hạn chế trong kết cấu không gian đem đến sự thông thoáng, cũng như làm nổi bật tính khỏe khoắn và năng động.

Một số phong cách khác cũng được ứng dụng nhiều cho nội thất nhà ống những năm gần đây như ScandinavianMinimalismContemporary – với nhiều đặc điểm liên quan đến phong cách Hiện đại. Ngoài ra còn có phong cách Tân cổ điển, Luxury, Bán cổ điển – sở hữu điểm nhìn độc đáo từ giá trị văn hóa, lịch sử, địa lý,… từ các nơi trên thế giới.

Phòng khách nhà ống phong cách hiện đại (Ảnh: Internet)

Các khu vực phân chia rạch ròi đảm bảo thuận tiện sinh hoạt (Ảnh: Internet)

Chú ý ánh sáng và độ thoáng khí

Ánh sáng và độ thông thoáng của không khí không chỉ quyết định đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của gia đình bạn. Tuy nhiên, cấu tạo nhà ống dài và hẹp nên rất khó lấy trực tiếp ánh sáng và không khí tự nhiên. Để khắc phục điểm này, ngoài các lỗ thông gió, hệ cửa sổ, chuyên gia nội thất đề xuất thiết lập giếng trời để trực tiếp đón lấy ánh sáng tự nhiên. Tùy đặc điểm một số ngôi nhà, nếu không thể làm cửa sổ, thì hệ thống đèn điện chính là giải pháp tốt nhất.

Bên cạnh đó, để tăng độ thoáng khí, có thể kết hợp trồng cây xanh và lắp đặt các thiết bị hút mùi, hút khói.

Thiết kế không gian mở cho nội thất nhà ống (Ảnh: Internet)
Thiết kế không gian mở cho nội thất nhà ống (Ảnh: Internet)

Tuân thủ các yếu tố phong thủy

Theo quan niệm dân gian, phong thủy là nền tảng cho sinh khí, hạnh phúc và tài lộc cho gia đình. Xem phong thủy chủ yếu thông qua thế đất, hình dạng ngôi nhà (bao gồm diện tích, phần mái, mặt tiền), trong đó, không thể không kể đến nội thất.

Có thể nói, phong thủy là điều kiện tiên quyết để tạo nên nội thất nhà ống đẹp, cuốn hút. Bởi mọi sự lựa chọn, sắp đặt đều lấy phong thủy làm cơ sở. Có thể kể đến:

  • Cầu thang – điểm tụ khí trong không gian sống;
  • Giếng trời – lấy sáng và cân bằng âm dương;
  • Vị trí và hướng của các khu vực chức năng – liên quan đến tài lộc, sức khỏe của gia chủ;
  • Màu sắc – có tác dụng hấp thụ ánh sáng, lựa chọn theo bản mệnh, đảm bảo phù hợp kết cấu kiến trúc;…
Màu xanh hợp phong thủy với người mệnh Mộc (Ảnh: Internet)

Xem 12+ mẫu thiết kế nội thất nhà ống đẹp

Phòng khách rộng rãi, sang trọng (Ảnh: Internet)
Phòng khách rộng rãi, sang trọng (Ảnh: Internet)
hòng ngủ nhỏ phối các màu xám, trắng (Ảnh: Internet)
Phòng ngủ nhỏ phối các màu xám, trắng (Ảnh: Internet)
Màu gỗ nâu cho phòng ngủ thêm ấm áp (Ảnh: Internet)
Màu gỗ nâu cho phòng ngủ thêm ấm áp (Ảnh: Internet)
Phòng khách nhỏ nhưng bố trí nội thất gọn gàng, khoa học (Ảnh: Internet)
Phòng khách nhỏ nhưng bố trí nội thất gọn gàng, khoa học (Ảnh: Internet)
Cầu thang chia tách phòng khách và nhà bếp (Ảnh: Internet)
Cầu thang chia tách phòng khách và nhà bếp (Ảnh: Internet)
Cầu thang chia tách phòng khách và nhà bếp (Ảnh: Internet)
Cầu thang chia tách phòng khách và nhà bếp (Ảnh: Internet)
Phòng khách và nhà bếp đón ánh sáng tự nhiên bằng hệ cửa sổ lớn (Ảnh: Internet)
Phòng khách và nhà bếp đón ánh sáng tự nhiên bằng hệ cửa sổ lớn (Ảnh: Internet)
Nét hiện đại và sang trọng nổi rõ qua đường nét vật dụng và cách phối màu (Ảnh: Internet)
Nét hiện đại và sang trọng nổi rõ qua đường nét vật dụng và cách phối màu (Ảnh: Internet)
Gian bếp chữ L đồng bộ với bộ bàn ăn thiết kế tinh xảo (Ảnh: Internet)
Gian bếp chữ L đồng bộ với bộ bàn ăn thiết kế tinh xảo (Ảnh: Internet)
Gian bếp đầy đủ tiện nghi (Ảnh: Internet)
Gian bếp đầy đủ tiện nghi (Ảnh: Internet)
Góc phòng khách đầy sang trọng với các món nội thất từ gỗ tự nhiên và bộ đèn chùm tinh xảo (Ảnh: Internet)
Góc phòng khách đầy sang trọng với các món nội thất từ gỗ tự nhiên và bộ đèn chùm tinh xảo (Ảnh: Internet)
Phòng tắm gọn gàng, sạch đẹp (Ảnh: Internet)
Phòng tắm gọn gàng, sạch đẹp (Ảnh: Internet)
Bố trí ánh sáng hợp lý cho phòng tắm, cửa kính khiến không gian không bị bó hẹp (Ảnh: Internet)
Bố trí ánh sáng hợp lý cho phòng tắm, cửa kính khiến không gian không bị bó hẹp (Ảnh: Internet)

DNU Decor hân hạnh thông tin đến bạn các điều kiện cốt yếu để tạo nên nội thất nhà ống đẹp. Mong rằng bài viết sẽ hỗ trợ tốt nhất cho bạn trong quá trình cân nhắc làm mới không gian sống. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ đến hotline: 08 68 56 57 78 để được hỗ trợ tận tình!









Nhận xét

Bài đăng phổ biến